GARSORASIB CHO THẤY TIỀM NĂNG ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CÓ ĐỘT BIẾN KRASG12C

GARSORASIB CHO THẤY TIỀM NĂNG ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CÓ ĐỘT BIẾN KRASG12C

CN. Lê Thị Bích Ngọc, GS.TS. Mai Trọng Khoa, PGS.TS. Phạm Cẩm Phương
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu
(dịch)

Theo kết quả của một nghiên cứu giai đoạn II, Garsorasib – một chất ức chế mạnh KRASG12C đang được nghiên cứu được sử dụng ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (non–small cell lung cancer: NSCLC) có đột biến KRASG12C đã điều trị trước đó tạo ra tỷ lệ đáp ứng cao trong khi có hồ sơ an toàn có thể kiểm soát được.

Thử nghiệm nhãn mở, đa trung tâm, đơn nhánh bao gồm 123 người bệnh trưởng thành (tuổi trung bình 64 tuổi, 88% là nam) mắc NSCLC có đột biến KRASG12C, trước đó đã được hóa trị liệu dựa trên platinum và chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch tại 43 bệnh viện ở Trung Quốc. Những bệnh nhân này được điều trị bằng garsorasib liều 600mg, uống hai lần mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá khối u khi bắt đầu, vào cuối mỗi hai chu kỳ (21 ngày) trong tám chu kỳ đầu tiên và vào cuối mỗi ba chu kỳ sau đó. Tiêu chí chính là tỷ lệ đáp ứng khách quan (Objective response rate: ORR) đã được đánh giá bởi một Ủy ban đánh giá độc lập (independent review committee: IRC) theo các hướng dẫn trong Tiêu chí đánh giá đáp ứng ở khối u rắn (Response Evaluation Criteria in Solid Tumours) phiên bản 1.1. Tất cả các bệnh nhân đã dùng ít nhất một liều garsorasib đều được đưa vào đánh giá hiệu quả và độ an toàn.

Điều trị đã bị ngừng ở 82 bệnh nhân (67%). Trong thời gian theo dõi trung bình là 7,9 tháng, ORR được IRC xác nhận là 50% (khoảng tin cậy [confidence interval: CI] 95 %, 41–59).

Tổng cộng có 117 (95%) người bệnh gặp các biến cố bất lợi (adverse events: AE) liên quan đến điều trị, với 61 người bệnh (50%) gặp các AE cấp độ 3 trở lên. Các biến cố về gan và đường tiêu hóa là các AE cấp độ 3 trở lên phổ biến nhất liên quan đến garsorasib. Các AE này bao gồm tăng men gan (aspartate aminotransferase 17%, alanine aminotransferase 15% và gamma-glutamyltransferase 23%), buồn nôn (2 %) và nôn (2%). Không có tín hiệu an toàn mới nào xuất hiện và hầu hết các AE đều được quản lý tốt.

Lancet Respir Med 2024;12:589-598
Bài viết được dịch từ bài “Garsorasib shows therapeutic potential in KRASG12C-mutated NSCLC” được đăng trên MIMS ngày 11 tháng 08 năm 2024.
Link: https://www.mims.com/specialty/topic/garsorasib-shows-therapeutic-potential-in-krasg12c-mutated-nsclc

TIN TỨC LIÊN QUAN

CASE LÂM SÀNG:  ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH BỆNH NHÂN UNG THƯ HẮC TỐ DI CĂN HẠCH, PHỔI TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU, BỆNH VIỆN BẠCH MAI.

CASE LÂM SÀNG:  ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH BỆNH NHÂN UNG THƯ HẮC TỐ DI CĂN HẠCH, PHỔI TẠI TRUNG TÂM...

CA LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI CÓ ĐỘT BIẾN EGFR GIAI ĐOẠN MUỘN TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

CA LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI CÓ ĐỘT BIẾN EGFR GIAI ĐOẠN MUỘN TẠI TRUNG TÂM...

Ca lâm sàng: Hiệu quả điều trị phối hợp: Miễn dịch-Hóa chất và Xạ phẫu dao gamma quay bệnh nhân ung thư phổi di căn não tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

Ca lâm sàng: Hiệu quả điều trị phối hợp: Miễn dịch-Hóa chất và Xạ phẫu dao gamma quay bệnh nhân...

Điều trị bệnh nhân ung thư phổi di căn não giai đoạn muộn tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu-Bệnh viện Bạch Mai

CASE LÂM SÀNG Điều trị bệnh nhân ung thư phổi di căn não giai đoạn muộn tại Trung tâm Y...